10 Nguyên Tắc Thiết Kế Phòng Thờ Nhất Định Phải Nhớ

10 Nguyên Tắc Thiết Kế Phòng Thờ Nhất Định Phải Nhớ

Phòng thờ trong văn hóa của người Việt chính là một thế giới tâm linh thu nhỏ trong mỗi gia đình. Vì vậy trong phong thủy nhà ở thì phong thủy phòng thờ là vô cùng quan trọng và cần quan tâm nhất trong quá trình thiết kế.

Khu vực thờ cúng của mỗi gia đình được xem như là nơi giao thoa giữa âm và dương, giữa người đã khuất và người còn sống. Bởi vậy khu vực thờ cúng là khu vực quan trọng nhất trong một ngôi nhà. Dưới đây là những nguyên tắc Nội thất Kisato xin gửi đến các bạn tham khảo về việc thiết kế phòng thờ sao cho đúng.

Một là: Không kê bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm

Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong nhà. Vì vậy, khi kê bàn thờ gia chủ tuyệt đối không được kê gần nhà vệ sinh, phòng tắm hay khu vực ô nhiễm như gần cống thải… Điều này sẽ làm ô uế không gian thiêng liêng. Nếu nhà quá chật chội thì nên chọn chỗ cao và tránh xa tối đa những chỗ không sạch sẽ.

Phòng thờ nên được đặt riêng trên tầng cao nhất,  không đặt gần phòng wc

Hai là: Không đặt bàn thờ ở lối đi lại

Bàn thờ là nơi cần yên tĩnh, thanh tịnh. Vì vậy đặt ở gần lối đi lại ồn ào sẽ khiến gia chủ không gặp may, hao tán tài lộc. Bên cạnh đó, cũng không nên đặt phòng thờ cạnh hoặc dưới phòng trẻ em, sân chơi sẽ làm mất đi sự tĩnh tại cần thiết cho không gian thờ cúng.

Ba là: Bàn thờ không được hướng thẳng ra cửa

Khi bài trí bàn thờ, tránh kê bàn thờ hướng đối diện với cửa ra vào hoặc phía dưới cửa sổ. Bởi theo quan niệm phong thủy, điều này sẽ làm thoát khí tốt ra khiến chủ nhà không gặp may mắn. Trong trường hợp diện tích ngôi nhà khiêm tốn, bàn thờ nhìn thẳng với lối cửa vào hoặc đặt tại vị trí mà nhiều người quan sát và nhòm ngó thấy, cần phải làm rèm che lại phía trước và hai bên.

Bốn là: Nên đặt phòng thờ tại tầng cao nhất của nhà

Không gian thờ cúng cần đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng. Vì vậy, tuyệt đối không nên để người ngoài bước vào nhà là nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị và hình ảnh tổ tiên. Nếu nhà có nhiều tầng, bàn thờ nên đặt ở tầng trên cùng. Phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên.

Phía trước bàn thờ là các gian trang trọng, phía sau là cầu thang hoặc các không gian như sân phơi, kho. Trong trường hợp đặt bàn thờ ở tầng dưới hoặc tầng giữa nên tránh phía dưới bàn thờ là bếp lửa; phía trên là nhà tắm, nhà vệ sinh, giường ngủ hoặc các vật nặng nề đè lên.

Còn đối với nhà chung cư, nếu đặt bàn thờ và phòng khách cùng một mặt bằng thì cần có có vách ngăn hoặc tấm bình phong ngăn cách giữa không gian thờ và phòng tiếp khách. Điều này để tránh các tầm nhìn trực tiếp vào khu thờ tự.

Năm là: Bàn thờ phải luôn sạch sẽ, thông thoáng

Nơi thờ cúng cần được lau chùi sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Gia chủ không nên đặt bàn thờ quá cao hoặc quá thấp. Bàn thờ đặt quá cao gây khó khăn cho việc thờ cúng, trong khi đó bàn thờ thấp lại thiếu tính trang nghiêm. Trong trường hợp bàn thờ cao phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần.

Sáu là: Nguyên tắc chiếu sáng ở phòng thờ

Phòng thờ của gia đình phải tạo được không khí trang nghiêm, ấm cúng, gần gũi tránh tạo cảm giác lạnh lẽo.

Phòng thờ thường được bố trí có diện tích nhỏ, do vậy bạn nên chọn những đèn treo nhỏ cho tương xứng với phòng, tránh treo các loại đèn chùm lớn gây mất cân đối. Cần lưu ý là bố trí ánh sáng đèn không được chiếu thẳng vào người ngồi khi hành lễ cúng bái.

Tường có treo tranh nên bố trí hai đèn âm tường cân xứng hai bên bức tranh.

Bảy là: Tăng thêm sinh khí cho nơi thờ bằng cây xanh

Để tăng thêm sinh khí cho nơi thờ tự, gia chủ có thể bố trí thêm một hoặc hai cây xanh. Nên lựa chọn cây kim tiền, phát lộc hoặc một số loài cây dễ sống. Không nên lựa chọn cây có gai nhọn, khó sống để tránh trường hợp đang trồng thì chết.

Nên có thêm các loại cây phong thủy như bonsai, sống đời… tăng thêm sinh khí cho phòng thờ

Đặt các loài cây mang ý nghĩa tốt gần bàn thờ sẽ giúp tăng thêm sinh khí và tài lộc cho chủ nhà. Nếu gia đình có điều kiện thì có thể tạo một không gian sơn thủy và cây cối cạnh khu vực thờ tự. Điều này gây hiệu ứng tốt nhất khi muốn có nhiều sinh khí tụ tại đây, tạo phước lành cho mọi người sống trong nhà.

Tám là: Đặt bàn thờ tuân theo thuật phong thuỷ

Việc bố trí đặt hướng bàn thờ cần căn cứ vào mệnh của gia chủ:

Người mệnh Đông tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng Khảm (Bắc), Tốn (Đông Nam), Chấn (Đông), Ly (Nam).

Người mệnh Tây tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng Đoài (Tây), Càn (Tây Bắc), Cấn (Đông Bắc), Khôn (Tây Nam).

Chín là: Không thiết kế bàn thờ ở phía dưới xà ngang

Có rất nhiều đồ dùng trong nhà không nên đặt phía dưới xà ngang trong đó có bàn thờ. Đặt bàn thờ dưới xà ngang là một điều đại kỵ bởi nó sẽ sản sinh ra sát khí áp lực, lâu dần có thể khiến các thành viên trong gia đình bị đau đầu, suy nhược thần kinh. Chưa biết chừng, nó còn làm ảnh hưởng đến cả vận thế trong gia đình.

Mười là: Không thiết kế bàn thờ gần phòng bếp

Khi lựa chọn vị trí đặt bàn thờ theo phong thủy cũng lưu ý không đặt bàn thờ gần bếp. Điều này có thể gây ra hỏa sát rất nặng không những làm ảnh hưởng đến phong thủy khác của gia đình mà còn khiến vận thế của gia đình giảm sút, không ổn định.

Hy vọng thông tin tham khảo trên hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi các bài viết trên Nội thất Kisato để có thêm kiến thức trong thiết kế và thi công nội thất cho ngôi nhà của mình nhé.

0/5 (0 Đánh giá)

Chia sẻ bài này


Bản đồ
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger

    YÊU CẦU TƯ VẤN

    Khi liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn về nội thất của KISATO với giá tốt nhấtkhông phải tốn thời gian tìm kiếm.


    Popup-tu-duong-kisato